Bánh tét lá cẩm là một trong những món ăn đặc sản Cần Thơ nổi tiếng nhất. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bà con miền Tây lại trổ tài gói bánh tét nhân tím. Lớp vỏ màu xanh bó chặt phần nếp cẩm và nhân nhiều màu vô cùng bắt mắt. Hương vị thơm ngọt, màu sắc hấp dẫn là điều khiến nhiều du khách thích thú khi thưởng thức món bánh tét Cần Thơ. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông tìm hiểu “tất tần tật” về món bánh truyền thống Cần Thơ này nhé!
[maxbutton id=”7″ ]
Giới thiệu đặc sản Bánh tét lá cẩm Cần Thơ 2024
Cứ mỗi lần đến cái Tết cổ truyền là trên mâm cơm của người dân Nam Bộ. Bên trong bánh tét không chỉ là mỹ vị của nhân gian. Mà nó còn chứa đựng cả một nền văn minh lâu đời của vùng đất chín rồng. Nguyên liệu làm bên bánh tét lá cẩm tím được gom góp từ chính cuộc sống thường nhật của người dân như lá dong, lúa nếp, lá cẩm, đậu xanh, thịt heo. Làm cho món bánh này trở thành món quà truyền thống cực kỳ ý nghĩa.
Bánh tét lá cẩm do ai sáng tạo ra?
Bánh tét lá cẩm từng mà một sự kiện oanh động được báo nước ngoài liên tục ca ngợi. Câu chuyện bánh tét này do một nghệ nhân làm bánh đã 91 tuổi ở Cần Thơ sáng tạo ra. Nằm sâu trong con hẻm nhỏ tại quận Bình Thủy, nhà họ Huỳnh hơn 20 thành viên thuộc ba thế hệ đều theo nghề làm bánh tét cổ truyền. Nghệ nhân Huỳnh Thị Trọng là người sáng tạo ra món bánh tét Cần Thơ trứ danh như ngày nay.
Từ lúc bà Huỳnh Thị Trọng 18 tuổi, bà đã bưng mâm xôi lá cẩm bán khắp đất Bình Thủy. Bà đã có ý nghĩ đem màu tím của lá cẩm làm thành bánh tét thì cũng bán được. Thật vậy, cặm cụi gói rồi nấu đòn bánh đầu tiên, màu của bánh là tím xỉn nên bà chẳng ưng. Mày mò gói bánh nhiều lần cho đến khi bánh cắt ra có màu lá cẩm đẹp mắt như ngày nay. Nhân bánh được tô điểm màu vàng của đậu, màu đỏ củ lạp xưởng kèm thêm màu hồng của thịt trông rất thích mắt.
Từ ngày đó, bà Huỳnh Thị Trọng trở thành nghệ nhân sáng tạo nên món bánh tét lá cẩm tím đầu tiên ở Cần Thơ. Món bánh này nổi danh đến tận cộng đồng người Việt ở Mỹ. “Vua đầu bếp” Martin Yan đã đến gặp bà Trọng và hết lời khen món bánh dân dã miền Tây này. Sau này, món bánh được truyền lại cho cô Xinh, con gái của bà Trọng nối nghiệp.
Lưu ý khi làm bánh tét lá cẩm cổ truyền
Nguyên liệu ban đầu dùng để làm bánh cần phải lựa chọn cực kỳ tỉ mỉ và cẩn thận. Cách làm bánh tét lá cẩm như thế thì bánh làm ra mới ngon, mới đẹp.
-
Lá cẩm được lấy làm nước phải tươi thì màu bánh mới đẹp,
-
Gạo nếp không bị lẫn với gạo tẻ, hạt nếp căng tròn được ngâm trong nước lá cẩm nguyên chất.
-
Nếp ngâm xong xào chung với nước cốt dừa, nên nếm muối – đường rồi xào trên bếp thêm 1 tiếng cho màu lá cẩm thấm vào hạt nếp.
-
Nhân được xử lý và ướp khéo léo. Nêm nếm vừa ăn theo từng loại nhân đậu, thịt, chuối…
-
Lá chuối gói bánh không quá non hoặc quá già mới dễ gói.
Các loại nhân bánh tét Cần Thơ được yêu thích
- Bánh tét nhân thập cẩm
- Bánh tét nhân đậu mỡ
- Bánh tét đậu ngọt
- Bánh tét nhân chuối
Trang phục “Ai tét hong?” lên sàn Miss Universe 2021
Vừa qua, lần đầu tiên đại diện Việt Nam – Kim Duyên tại Miss Universe khoác lên mình trang phục dân tộc tuyên dương món bánh truyền thống xứ Nam Bộ. Bộ trang phục mang tên “Ai tét hông?” rực rỡ trên sàn đấu sắc đẹp. Trang phục này được nhà thiết kế Khoa Lỗ lấy ý tưởng từ món Bánh tét Cần Thơ, quê hương của Á hậu Kim Duyên.
Địa chỉ mua bánh tét lá cẩm ngon nhất
Bánh tét lá cẩm Cần Thơ bán ở đâu? Bánh tét lá cẩm Cần Thơ mua ở đâu? Dưới đây là 6 địa chỉ bạn có thể tìm đến.
- Bánh tét bà Huỳnh Thị Trọng: Số 56 Thái Thị Nhạn, An Thới, Bình Thủy, Cần Thơ
- Bánh tét Tư Đẹp: Số 102 Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
- Cửa hàng đặc sản Cần Thơ: Số 176H Nguyễn Thị Minh Khai, Ninh Kiều, Cần Thơ
- Tiệm bánh tét Chín Cẩm: Số 14 Phan Đình Phùng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
- Bánh tét Năm Hòa: Số 150 Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
- Bánh tét lá cẩm Ba Châu: Số 158 Rạch Ông Kinh, Long Tuyền, Bình Thủy, Cần Thơ
Gợi ý tour du lịch Cần Thơ giá rẻ
Nguồn tham khảo: https://banhtethohuynh.com/
Nguồn: Tổng hợp