Chợ nổi Cái Bè là một trong những khu chợ nổi miền Tây nổi tiếng. Chợ nổi này chính là địa điểm du lịch đặc sắc khi du khách đến với Tiền Giang. Đây là khu chợ nổi nức tiếng thu hút du khách đến tham quan và chụp ảnh check-in nhiều nhất ở miền Tây.
Giới thiệu về chợ nổi Cái Bè 2024
Chợ nổi Cái Bè ở đâu?
- Địa chỉ: ngay khu vực ngã 3 sông giao với Bến Tre và Vĩnh Long. Dọc theo cù lao Tân Phong. Thuộc trung tâm thị trấn Cái Bè.
Khi đến thị trấn Cái Bè theo định vị trên Google Maps. Bạn cần rẽ vào tỉnh lộ 875 tìm đến đường Trưng Nữ Vương. Tiếp đó, chạy thêm một đoạn nữa là sẽ gặp chợ nổi Cái Bè. Để tránh bị lạc đường, bạn nên hỏi thăm người dân xung quanh cách đến đó như thế nào.
Xem thêm bài viết: chợ nổi Cái Răng
Đường đi đến chợ nổi Cái Bè
- Nếu bạn là du khách đến từ miền Bắc và miền Trung. Bạn có thể di chuyển bằng máy bay đến Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất hoặc sân bay Cần Thơ. Giá vé máy bay giá rẻ dao động từ 700.000đ – 2 triệu tùy vào hãng bay và thời điểm đi.
- Nếu bạn đến từ các tỉnh thành xung quanh Sài Gòn hoặc khu vực miền Tây. Bạn có thể di chuyển bằng xe khách, ô tô hoặc tự đi bằng xe máy. Để có thể trải nghiệm cảm giác của văn hóa sông nước miền Tây. Bạn có thể chọn lựa đi bằng phương tiện cá nhân và phượt chợ nổi Cái Bè.
- Nếu bạn muốn chuyến đi được dễ dàng và thông suốt. Cách tốt nhất là đi theo đoàn và đăng kí tour chợ nổi Cái Bè để có hướng dẫn viên có kinh nghiệm đi theo. Cách này bạn có thể tránh được những nơi chặt chém giá cả.
Tham khảo dịch vụ: Thuê xe du lịch Cần Thơ Tiền Giang
Nếu bạn muốn tham quan một vòng của khu chợ nổi Tiền Giang này, có hai cách:
-
Đi gia đình, hoặc đoàn nhiều người. Thuê thuyền đi chợ nổi từ 10-15 chỗ ngồi, giá từ 500.000-800.000đ.
-
Còn muốn trải nghiệm cảm giác thú vị của chợ nổi đẹp nhất Tiền Giang. Nên thuê xuồng ba lá cho 3-5 người với giá rẻ hơn từ 150.000-200.000đ.
Chợ nổi Cái Bè họp lúc mấy giờ?
Chợ thường họp chợ rất sớm, thường vào khoảng 3-4h sáng, chợ đã bắt đầu tấp nập xuồng ghe. Nhưng để có thể tận hưởng được vẻ đẹp buôn bán sông nước và chụp được những tấm hình ưng ý. Bạn nên có mặt tại chợ nổi vào lúc bình minh ló dạng, thường vào khoảng 5-6h sáng. Thời tiết lúc đó không quá nóng cũng không quá lạnh. Bạn có thể thỏa sức chụp hình check-in sống ảo cùng với gia đình. Bạn nên chú ý đừng đến quá trễ, vì 8h chợ sẽ tan.
Với những ai thích khoảng lặng và yên bình nên tham quan chợ nổi vào buổi chiều, xem nét sinh hoạt của những con người trên ghe thuyền, một trong những đặc trưng của Tây Nam Bộ. Buổi chiều, bạn nên đi khoảng từ 16h, khi trời bớt nắng. Bạn sẽ được thấy hình ảnh chợ nổi Cái Bè khi về hoàng hôn. Hoàng hôn cũng là lúc cả khu chợ nổi lên đèn, mang chút thơ mộng và trầm buồn. Đây được xem là lúc đẹp nhất, lung linh nhất của vùng chợ nổi này.
Lịch sử hình thành chợ nổi Cái Bè
Chợ nổi Cái Bè là một trong những khu chợ nổi có quy mô lớn nhất ở khu vực Nam Bộ. Chợ nổi miền Tây nói chung và Cái Bè nói riêng đã được hình thành từ khi có bước chân của lưu dân người Việt vào khai phá vùng đất này từ thế kỷ XVII – XVIII. Chợ nổi hình thành trong điều kiện giao thông và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, nên khi có nhu cầu buôn bán, trao đổi, người ta liền tụ tập mua bán trên sông, bằng các phương tiện như xuồng, ghe.
Sách Gia Định thành thông chí ghi nhận đầu thế kỷ XIX, chợ nổi rất sung túc. Bè tre đậu kín vàm rạch, chở lúa gạo, cá khô, cau khô và các loại vỏ cây già, cây đước bán tận Campuchia. Đến cuối thế kỷ XX, nơi đây đã trở thành một trong những khu chợ đầu mối lớn nhất khu vực Nam bộ. (Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang)
Chợ nổi Cái Bè có gì vui?
Chợ chia theo khu vực buôn bán độc đáo
Chợ được chia làm những khu vực buôn bán khác nhau. Đây chính là điều đặc biệt ở những khu chợ nổi miền Tây:
- Khu vực Vàm chợ nổi bán trái cây. Nơi đây có rất nhiều tiểu thương buôn bán những loại đặc sản miền Tây như: quýt Cái Bè, vú sữa lò rèn, dừa xiêm, khóm Tân Phước, bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc…
- Đoạn từ ngã 3 Nhà Thờ đến cửa Vàm Long Hải là nơi buôn bán rau củ.
- Những đoạn khác rải rác thành nhiều nhóm như bán gạo, vải, thủy hải sản, đồ dùng sinh hoạt…
Với nhiều hàng hóa đa dạng, chợ nổi Cái Bè nổi tiếng với các loại trái cây chuyên canh như bưởi da xanh, vú sữa Lò Rèn, quýt Cái Bè,…và có lượng trái cây nhiều nhất ở Tiền Giang và là nơi các tỉnh khác đến đây để mua hàng như Vĩnh Long, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau,… Bạn có thể mua trái cây về làm quà biếu khi du lịch chợ nổi Cái Bè.
Lễ hội tắm cồn – lễ hội tắm bùn độc đáo
Vào dịp tết Đoan Ngọ, chợ nổi Tiền Giang lại trở nên đông vui và náo nhiệt hơn bao giờ hết. Bởi vì khoảng thời gian này sẽ diễn ra lễ hội tắm cồn hay lễ hội tắm bùn độc đáo. Khoảng 13-16h, lúc nước bắt đầu ròng (cạn), những bãi cù lao sẽ nổi lên. Những người miền Tây thường kéo nhau đi tắm bùn. Tiếng cười đùa hò hét ầm ĩ. Tiếng ghe thuyền xuôi ngược náo nhiệt cả khúc sông.
Ăn gì khi đi chợ nổi Cái Bè Tiền Giang?
Trái cây tươi ngon thu hoạch từ vườn
Có thuận lợi về vị trí địa lý, là nơi tiếp giáp của ba tỉnh là Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long nên chợ nổi Cái Bè lúc nào cũng đông vui, tấp nập người mua bán. Hàng hoá ở đây vô cùng đa dạng và phong phú, từ vải vóc, thủy hải sản cho đến đồ gia dụng, đồ uống,…nhưng nổi bật nhất là trái cây bởi Cái Bè là nơi có nhiều vườn trái nhất tỉnh Tiền Giang
Thưởng thức điểm tâm sáng và “cà phê nổi”
Ngày nay, do nhu cầu của người dân, chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang không chỉ bán trái cây hay các loại nông phẩm, Mà còn cả các món ăn điểm tâm ngay trên ghe phục vụ cho người dân và du khách. Các xuồng nhỏ len lỏi giữa các thuyền trái cây, chủ yếu bán nước uống, điểm tâm sáng. Như bánh ướt, hủ tiếu, cháo lòng, bánh canh, bún giò,…
Hình ảnh những người ngồi trên ghe giữa những nồi nước lèo thơm phức, nóng hổi với khói nghi ngút, xung quanh là các loại rau thơm, thịt,… sẽ khiến du khách bụng cồn cào. Không những thế, xung quanh chợ nổi cũng có ghe bán đặc sản miền Tây, bạn không nên bỏ lỡ các món mứt, chè, bánh dân gian,… được nấu rất khéo léo mà bạn nên ăn thử.
Không thể thiếu những ly cà phê, trà đá… cảm giác thưởng thức một ly cà phê trên sông vô cùng mới lạ và thú vị. Không có tiếng nhạc xập xình, không có tiếng xe cộ hay khói bụi. Mà chỉ có tiếng sóng, tiếng rao bán của tiểu thương, tiếng xuồng ghe qua lại vô cùng “chất” miền Tây.
Nét đẹp văn hóa chợ nổi Cái Bè – Cây bẹo
Để biết được ghe nào bán mặt hàng gì, người dân thường treo mặt hàng bán lên cây bẹo. Là một hình ảnh văn hóa đặc trưng ở các chợ nổi miền Tây. Chỉ cần nhìn cây bẹo là biết ngay ghe đó có bán gì. Cây bẹo là một cây sào dài bằng tre, cột trước mũi ghe, trên cây sào sẽ treo những mặt hàng mà người bán muốn giới thiệu đến người mua. Không cần phải có bảng hiệu hay đèn led lấp lánh, cây bẹo là hình thức chào mời độc nhất vô nhị mà du khách chỉ thấy khi du lịch chợ nổi miền Tây.
Cần mang gì khi đi chợ nổi? Kinh nghiệm đi chợ nổi Cái Bè
Để thực hiện những chuyến du lịch đến thăm chợ nổi miền Tây như thế này. Chúng ta không thể quên việc chuẩn bị hành lý quan trọng và phù hợp cho chuyến du lịch sông nước này.
-
Quần áo: Thời tiết ở miền Tây khá mát mẻ, đặc biệt là vùng có nhiều sông nước như tỉnh Tiền Giang. Vậy nên, bạn chỉ cần mang theo những bộ quần áo, thoải mái, gọn nhẹ. Bạn cũng cần nên mang theo áo khoát nữa nhé!
-
Giày dép: Nên chọn những đôi giày đế bệt. Tránh mang giày vải và cao gót. Đế giày phải có độ ma sát cao để tiện di chuyển khi lên xuống tàu.
-
Phụ kiện: mang theo mũ rộng vành để che nắng hoặc tạo kiểu khi chụp hình. Cần đem áo mưa phòng trường hợp mùa mưa ở miền Tây đổ xuống đột ngột.
-
Y tế: nên mang theo những loại thuốc phổ thông: trị đau bụng, nhức đầu, giảm đau, hạ sốt, thuốc say sóng, …
-
Nhu yếu phẩm: vì miền sông nước như ở Tiền Giang có khá nhiều muỗi. Vậy nên, cần mang theo thuốc chống muỗi, đuổi muỗi.
Gợi ý lịch trình tour du lịch Tiền Giang giá rẻ
Để du khách có trải nghiệm tốt nhất, Nụ Cười Mê Kông giới thiệu đến bạn các tour du lịch chuyên nghiệp giá rẻ có tham quan Tiền Giang, Bến Tre cũng như kết hợp với các địa điểm nổi tiếng khác tại miền Tây.
Nguồn: Tổng hợp