Chùa Đất Sét Sóc Trăng là ngôi chùa đặc biệt với nhiều kỷ lục hết sức độc đáo. Với gần 2000 tượng đất sét khác nhau từ Thần, Phật đến những con linh thú đặc trưng. Ngoài ra 4 cặp nến khổng lồ nặng hàng trăm kg đốt nhiều năm trời chưa tắt khiến nhiều người trầm trồ. Cùng nucuoimekong.com tìm hiểu chi tiết về ngôi chùa này nhé!
httpv://www.youtube.com/watch?v=DqdyRY6ULmY&t=1s&ab_channel=DuLịchViệtNam
Giới thiệu về chùa Đất Sét Sóc Trăng
Tại sao gọi là chùa Đất Sét?
Sở dĩ gọi là chùa Đất Sét vì trong chùa có rất nhiều tượng Phật làm bằng đất sét, cột chùa cũng bằng đất sét. Đây là ngôi chùa đặc biệt với nhiều kỷ lục và nhiều đặc trưng độc đáo. Bên trong với gần 2000 tượng đất sét khác nhau từ Thần, Phật đến những con linh thú đặc trưng.
Ngoài ra 4 cặp nến khổng lồ nặng hàng trăm kg đốt nhiều năm trời chưa tắt khiến nhiều người trầm trồ. Đặc biệt 8 cây đèn cầy với 6 cây lớn nặng gần 200kg (cao khoảng 2,6m) và 2 cây nhỏ gần 100kg. Ước tính phải đốt gần 100 năm mới có thể cháy hết 1 cây đèn cầy. Hiện tại cặp đèn cầy nhỏ 100kg đang được đốt từ năm 1970. Đến nay đã khoảng 50 năm nhưng vẫn chưa hết đèn bên trong.
Chùa Đất Sét nằm ở đâu? Hướng dẫn đường đi đến chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét Sóc Trăng tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, thuộc phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Ngôi chùa nằm ngay trung tâm thành phố Sóc Trăng, đi về hướng bệnh viện Sản – Nhi Sóc Trăng. Nếu đi từ Cần Thơ sẽ mất khoảng 70km và nếu đi từ Sài Gòn là khoảng 220km.
Bạn có thể tham khảo Google maps để đi đến địa chỉ chùa Đất Sét.
Các bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ: Thuê xe Cần Thơ Sóc Trăng
Lịch sử xây dựng chùa Đất Sét
Theo như lời kể của các vị cao niên, trước đây Bửu Sơn Tự chỉ là một am nhỏ được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Cách đây hơn 100 năm do ông Ngô Kim Tây lập tu tại gia. Năm 1906, chùa được trùng tu với 24 cột bằng đước lợp lá. Năm 1909, ông Ngô Kim Đính – con ông Ngô Kim Tây – sinh hạ được một người con trai là Ngô Kim Tòng.
Thế nhưng, người con trai này càng lớn càng ốm yếu. Đến năm 20 tuổi thì lâm bệnh nặng tưởng không qua khỏi. Gia đình chỉ còn cách đưa ông Tòng về chùa để cầu khấn trời Phật. Vừa uống thuốc vừa tập ngồi thiền, tĩnh tâm, dần dà ông đã khỏe lại. Vì thế ông Tòng quyết tâm đi tu và làm trụ trì chùa.
Giấc mơ của ông Ngô Kim Tòng
Năm 1928, trong một lần trùng tu chùa, Ông Ngô Kim Tòng nằm mơ thấy Phật đến chỉ bảo cho ông đi về hướng Tây để lấy đất sét về xây đắp tượng mà thờ. Tỉnh dậy ông quyết làm theo lời Phật dạy.
Đầu tiên đất sét lấy về, ông cho phơi thật khô. Sau đó bỏ vào cối giã thật nhuyễn, rồi sàng lọc bỏ rễ cây, rễ cỏ. Lấy đất mịn trộn với bột nham ô dước tạo thành một hỗn hợp dẻo, thơm để sử dụng nắn tượng Phật và xây chùa. Khi ấy, ông Ngô Kim Tòng chưa hề học qua lớp điêu khắc nào, ông vẫn bắt tay vào tạc tượng.
Năm 1939, ông xây dựng toà tháp Đa Bảo. Cuối năm Canh Thìn 1940, ông xây dựng tháp Bảo Tòa trụ thế chuyển pháp luân. Khi đã hoàn thành việc xây cất chùa và trang trí các tượng Phật, tượng các loài thú trong chùa. Thì ông bắt đầu lâm bệnh nặng và mất ở tuổi 62. Hiện nay, trong coi chùa là ông Ngô Kim Giảng – em út của ông Tòng, đã ngoài 80 tuổi, nhưng vẫn rất minh mẫn. Từng được Tổng cục Du lịch Việt Nam tặng “Huy hiệu vì sự nghiệp ngành du lịch Việt Nam”.
Tìm hiểu về “Tam giáo đồng nguyên”
Được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Nho giáo hình thành ảnh hưởng qua hệ thống giáo dục và khoa cử theo mô hình Trung Quốc. Khi việc học hành được mở mang thì lực lượng nho sĩ ngày càng đông trong xã hội. Còn Đạo giáo, Phật giáo cũng được truyền vào từ thời Bắc thuộc. Tuy đảm đương chức vị trong xã hội có phần hẹp hơn nhưng vẫn ảnh hưởng nhất định đến đời sống xã hội. Bởi thế, cả Nho – Phật – Đạo vô hình trung tạo thành thế chân kiềng. Thành tinh thần Tam giáo đồng nguyên trong đời sống chính trị, tôn giáo của đất Thăng Long.
Ông Ngô Kim Tòng từ nhỏ được ăn học theo đạo Nho. Tuy vậy khi kế nghiệp cha theo hệ phái “Ngô Cư Sỉ Học Phật Tu Nhơn” của dòng họ Ngô. Ông bắt đầu ăn chay trường và học tập Phật giáo. Từ đó ông thổi cái hồn mới vào ngôi chùa của dòng họ Ngô với những tượng thờ Nho giáo và Đạo giáo. Đến những tượng thần Phật, linh thú khác nhau trong ngôi chùa. Biến nơi đây thành một nơi thờ tam giáo đồng nguyên độc đáo tại Sóc Trăng.
Kiến trúc độc đáo chùa Đất Sét
Bên ngoài chùa Đất Sét Sóc Trăng
Bên ngoài, cổng Tam Quan được xây dựng kiên cố và lợp ngói. Phía trước chùa dùng gạch ngói hiện đại và phần bên trong là lối kiến trúc cũ chủ yếu bằng gỗ. Nhìn từ bên ngoài, chùa Đất Sét có vẻ gọn gàng và không khác biệt nhiều so với nhà người dân ở đây.
Phần mái lợp tôn, vách bằng ván, khung đầu bằng gỗ. Mái có hình chóp nhọn phía trên và mái thấp xòe ra phía trước tạo cho ngôi chùa như có 2 tầng mái. Chùa quay vào hướng trong và đưa lưng ra ngoài. Phía trước gây ấn tượng với những cây cột được dựng bằng đất sét. Đi tiếp vào bên trong bạn sẽ thấy những gian thờ các vị Phật, Ngọc hoàng,…
Tất cả các pho tượng và 24 cây cột chống cho toàn bộ chùa đều được làm bằng đất sét. Đặc biệt đều do tự bàn tay tài hoa của ông Ngô Kim Tòng làm ra. Bên cạnh đó, các hoa văn và hoạ tiết hình long phụng trong chùa cũng được thể hiện khá tinh tế.
Trong quá trình đi dạo xung quanh, bạn sẽ thấy phía bên hông chùa có một ngôi mộ. Đây là ngôi mộ do Phật tử xây dựng để bày tỏ lòng thành kính người đã xây nên chùa. Với dòng chữ “Ngô Kim Tòng pháp ân trình toàn tâm” cùng năm sinh, năm mất của đức thầy. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các miếu nhỏ thờ ông hổ và ông tà; bàn thờ thiên phụ, địa mẫu;….
Bên trong chùa Đất Sét Sóc Trăng
Đi sâu vào bên trong chùa Đất Sét, bạn sẽ nhìn thấy 24 cây cột trang trí hình rồng uốn lượn trên thân là điểm nhấn. Kế đến là tượng “Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận”. Được xây dựng với khoảng 1000 cánh sen, mỗi cánh sen là một vị thần ngự. Phía dưới đài sen lại có “Bát quái Thiên tiên” gồm 8 cung (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài). Mỗi cung có hai tiên nữ đứng hầu. Dưới đài sen và Bát quái có Tứ Đại Thiên vương trấn giữ.
Tháp Đa Bảo cao 3,5 m, có 13 tầng với 208 cửa vị thần và bên dưới chân tháp có 126 con rồng nâng đỡ tháp. Ngoài ra, còn có lục long đăng (với 3 chóp đỉnh lớn), 7 lư hương nhỏ. Các cặp Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Tượng, Bạch Hổ, Long Mã… đều là những hiện vật được tạo tác rất tinh xảo.
Ông Ngô Kim Tòng đã dành suốt mấy mươi năm ròng rã, đặt tâm huyết và lòng thành của mình. Để xây dựng lên những bức tượng đất sét giản dị nhưng cũng không kém đi phần đẹp mắt.
Review 5 ngôi chùa “vạn người mê” gần chùa Đất Sét
Sóc Trăng được coi là một trong những thành phố đẹp và thơ mộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Với những cánh đồng lúa mênh mông, vườn cây trái trĩu quả và nền ẩm thực phong phú. Bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị khi về với miền sông nước Sóc Trăng. Nơi đây sở hữu vô vàn địa điểm check-in tuyệt đẹp mà không phải nơi nào cũng có! Đặc biệt là những ngôi chùa Sóc Trăng vô cùng nổi tiếng, đẹp xuất sắc, trông chẳng khác gì một Thái Lan thu nhỏ ở miền Tây.
Chùa Dơi (chùa Mahatup)
Chùa Dơi được mệnh danh là ngôi chùa đẹp xuất sắc với vô số góc chụp ảnh ở Sóc Trăng. Cái tên chùa Dơi xuất hiện bởi xung quanh chùa có cả một cánh rừng với các cây sao và dầu. Là nơi hàng vạn con dơi đang sinh sống. Cứ chiều cuối ngày là đàn dơi lại kéo về sân chùa che kín cả bầu trời. Các vị sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là phúc lành nhà Phật ban cho.
Địa chỉ: số 73B đường Lê Hồng Phong – phường 3 – thành phố Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng.
Chùa Phật học 2
Chùa Phật Học 2 hay còn là Trung tâm Từ thiện Văn hóa Tâm linh Phật giáo Sóc Trăng. Một công trình kiến trúc ngự trong khuôn viên lớn nhất tỉnh Sóc Trăng tính đến thời điểm hiện tại. Đặc biệt trong chùa có hồ nước rộng hơn 6.000 mét vuông là hình ảnh chiếc Thuyền Bát Nhã không đáy. Tượng trưng cho trí tuệ, chở 8 vị Phật ngự giữa biển trần, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi vòng luân hồi.
Địa chỉ: tọa lạc tại phường 8 – thành phố Sóc Trăng – tỉnh Sóc Trăng.
Chùa Som Rong
Chùa Som Rong có tên đầy đủ là chùa Botum Vong Sa Som Rong. Kiến trúc chùa là của người Khmer nhưng được kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Đặc biệt là phối màu tạo nên điểm nhấn độc đáo cho ngôi chùa. Kể từ khi xây dựng, chùa thu hút hàng ngàn du khách đến cầu nguyện, đặc biệt là giới trẻ đến check-in “sống ảo”.
Địa chỉ: tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, K2, P5, Tp. Sóc Trăng, cách chùa Đất Sét 1km.
Chùa Chén Kiểu (Chùa Sà Lôn)
Ngoài cái tên chùa Chén Kiểu, chùa còn có tên là chùa Sà Lôn (bắt nguồn từ hai chữ “Sro Loun” trong tiếng Khmer). Hay còn gọi là chùa Srolôn, Wath Sro Lon. Trước đó, khi xây dựng chùa, vì thiếu kinh phí xây dựng nên đã tận dụng các mảnh chén, đĩa sứ sau đó đem sắp xếp lại thật đẹp mắt. Ngày nay, nhiều người đến đây cũng đều trầm trồ, những mảnh sành sứ nhỏ được ốp lên tường thật trùng khớp và tinh xảo đến từng chi tiết.
Địa chỉ: nằm trên QL1A xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Chùa Khleang
Trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ ở Sóc Trăng, chùa Kh’leang được xem là ngôi chùa có thâm niên cổ nhất (gần 500 năm). Và là nơi gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Srok Kh’leang (tiếng Khmer có nghĩa là “xứ có kho”. Chùa Kh’Leang mang đậm dấu ấn kiến trúc Khmer rất tinh tế, sắc sảo. Nhưng vẫn pha trộn phong cách Việt – Hoa trong bài trí.
Địa chỉ: tọa lạc số 53 đường Tôn Đức Thắng, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo thêm 1 vài địa điểm du lịch khác ở Sóc Trăng như:
- Chợ nổi Ngã Năm
- Chùa Ông Bổn
- Vườn cò Tân Long
- Chùa Bà Thiên Hậu Mỹ Xuyên
- Chùa La Hán
- Khu du lịch sinh thái biển Hồ Bể và Mỏ Ó
- Cồn Mỹ Phước
- Khu du lịch sinh thái Bình An
Gợi ý các tour tham quan chùa Đất Sét nổi bật
Năm 2013, Chùa Đất Sét đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Tháp Đa bảo và Bảo tòa Liên hoa bằng đất sét lớn nhất Việt Nam. Nhờ vào những nét đặc sắc độc đáo giữa vô số ngôi chùa ở Sóc Trăng/ Chùa Đất Sét vẫn luôn là cái tên mà du khách tìm đến đầu tiên khi ghé thăm mảnh đất Tây Nam Bộ này.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_%C4%90%E1%BA%A5t_S%C3%A9t
Nguồn: Tổng hợp