Chùa Ghositaram ở Bạc Liêu như một điểm son trong văn hóa tín ngưỡng Phật giáo. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer có không gian, kiến trúc đẹp bậc nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đến du lịch Bạc Liêu, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tựa như một “Thái Lan thu nhỏ” này. Hãy cùng Du lịch Nụ Cười Mê Kông khám phá ngôi chùa có kiến trúc cực đẹp này nhé!
Giới thiệu về chùa Ghositaram Bạc Liêu
Chùa Ghositaram nằm ở đâu ?
Có dịp về các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang. Bạn sẽ được ghé thăm những ngôi chùa kiến trúc Khmer đẹp và nổi tiếng. Trong đó, chùa Ghositaram Bạc Liêu chính là điểm dừng chân của du khách xa gần. Ngôi chùa lớn tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ngôi chùa này còn được cư dân địa phương gọi là chùa Cù Lao cho đơn giản, dễ nhớ lại gần gũi với đời sống.
Tham khảo dịch vụ: Thuê xe du lịch Cần Thơ đi Bạc Liêu
Clip review chùa Ghositaram
Lịch sử xây dựng Chùa Ghositaram ở Bạc Liêu
Chùa Ghositaram được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4ha. Phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây. Chùa Ghositaram ở Bạc Liêu là một ngôi chùa đầy đặc trưng với nhiều khu vực như chánh điện, tăng sá, giảng đường, bảo tháp, trường học và an sá… Tuy nhiên, theo thời gian, ngôi chùa đã trải qua một số hư hỏng nhỏ, nhưng vẫn tiếp tục giữ vững vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa tinh thần của mình. Đến năm 2001 tòa chánh điện được xây dựng lại, 10 năm sau thì hoàn thành. Tòa chánh điện có diện tích 427 m2, cao 36 m.
Kiến trúc đậm chất Khmer của chùa Ghositaram
Bên ngoài chùa Ghositaram
Toàn bộ công trình được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của Phật giáo Nam Tông Khmer. Hết sức cổ kính kết hợp hài hòa với kiến trúc hiện đại. Ngôi chùa Ghositaram rực rỡ, tráng lệ sẽ làm cho bạn ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Những hoa văn, phù điêu trang trí mang đậm dấu ấn Angkor. Từ họa tiết hình cánh sen với những đường cong dịu dàng, thanh thoát. Đến hình hoa thị mạnh mẽ, cân đối, luôn luôn hiện hữu trên từng ô cửa, hàng hiên.
Nhìn từ xa, tòa chánh điện to lớn hiện lên rực rỡ với tông màu đỏ – vàng. Đặc trưng của các ngôi chùa Khmer. Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng, lớp chồng lên nhau. Tạo ra khoảng không gian cao vút giữa trời xanh.
Trong khuôn viên chùa Ghositaram còn có hai cột phướn cao trên 40m. Có hai ngôi tháp lưu giữ hài cốt của đồng bào Phật tử qua các đời, có đài hỏa táng và nhiều công trình phụ trợ khác. Tất cả đều tôn vinh lên vẻ uy nghi lộng lẫy nhưng cũng rất gần gũi, ấm áp của ngôi chùa.
Bên trong chùa Ghositaram
Phía trong được trang trí với hàng trăm hình tượng khác nhau theo truyền thuyết Tam Tạng Kinh của Phật giáo. Khắp nơi trong chính điện đều được chạm trổ. Đắp đường nét hoa văn có tính giá trị nghệ thuật cao, tạo thành một công trình văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Giữa các hàng trụ cột chạm khắc nhiều bức phù điêu mô tả sống động các câu chuyện, điển tích về cuộc đời Đức Phật và giáo lý nhà Phật cuốn hút người xem. Được biết, nghệ nhân Danh Sà Rinh đã mất khoảng 4 năm để hoàn tất phần hoa văn trang trí để thể hiện một cách sống động cuốn hút người xem.
Những lễ hội quan trọng diễn ra trong chùa Ghositaram
Tết Chol Chnam Thmay
Tết Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa đón mừng năm mới, mừng thêm một tuổi. Tương tự như Tết Nguyên Đán của người Việt, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra, Tết Chôl Chnăm Thmây còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn. Bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka.
Tết được diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch), không cố định ngày. Hàng năm đều do các nhà thiên văn bói toán ấn định. Tính theo vòng quay trái đất quanh mặt trời trong một năm sẽ định ra được ngày, giờ cụ thể trong năm đó.
Lễ Sene Dolta
Theo phong tục của đồng bào Khmer Nam bộ, hàng năm cứ vào ngày 29 tháng 8 đến ngày mùng 01 tháng 9 âm lịch. Bà con lại nô nức tổ chức lễ Sene Đolta hay gọi là lễ cúng ông bà. Nhằm tưởng nhớ đến công ơn và cầu mong phước lành cho linh hồn của các bậc tiền bối và người thân trong gia đình đã qua đời. Và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.
Lễ Ok Om Bok
Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm cùng với Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam bộ. Lễ hội này được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng. Một vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho phum, sóc.
Lễ hội được tổ chức từ ngày 29 đến 31-10. Với nhiều hoạt động văn hóa chính như: lễ cúng trăng, thả đèn gió, đèn nước; hội đua ghe ngo… Ngoài các loại trái cây, nông sản thì mâm lễ vật cúng Trăng của đồng bào Khmer không thể thiếu cốm dẹp. Trong tiếng Khmer, “Ok” nghĩa là đút, “Om-bok” nghĩa là cốm dẹp. Như vậy có thể hiểu Ok Om Bok có nghĩa là hành động đưa cốm dẹp vào miệng. Ðây cũng là nghi thức chính mang ý nghĩa tâm linh rất lớn với đồng bào Khmer
Ý nghĩa của ngôi chùa đối với người đồng bào Khmer
Chùa là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa của người Khmer
Chùa đối với người Khmer mang một tình cảm sâu sắc. Người Khmer có câu nói: “Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”. Chùa không chỉ đóng vai trò là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, mà còn là trung tâm văn hóa sôi động của cộng đồng người Khmer.
Mỗi giai đoạn trong đời người của người Khmer đều gắn với chùa. Mọi người dân Khmer, không phân biệt già trẻ, nam nữ, hay tầng lớp giàu nghèo, đều có tình cảm gắn bó sâu sắc và thường xuyên đến chùa, tạo nên một sự kết nối mạnh mẽ và đồng thuận trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các hoạt động chính trị – xã hội khác cũng thường được tổ chức tại chùa. Thậm chí, mỗi khi gia đình có bất hoà, mâu thuẫn, người Khmer cũng đến chùa nhờ sự giúp đỡ, giải quyết.
Mọi tâm tư, nguyện vọng của đồng bào đều được gửi gắm vào chùa. Chùa trở thành chỗ dựa tinh thần của đồng bào, góp phần tạo nên sự ổn định niềm tin của đồng bào đối với đạo Phật. Tình yêu quê hương và đất nước được truyền dẫn từ thế hệ này sang thế hệ khác, là nguồn động viên và sức mạnh vững chắc cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước.
Chùa là nơi học tập, bảo tồn ngôn ngữ dân tộc
Thông qua các sinh hoạt tôn giáo ở chùa. Đồng bào Khmer còn có cơ hội để học tập, truyền bá các giáo lý của Phật giáo, phát huy và bảo tồn ngôn ngữ, phong tục cũng như đạo đức truyền thống của dân tộc mình. Ban đầu, người Khmer biết đến việc học hành có tổ chức là học từ chùa. Và cho đến ngày nay, chùa vẫn tiếp tục là điểm đến quan trọng cho học hành và truyền thống văn hóa của đại đa số đồng bào Khmer.
Bên cạnh chùa Ghositaram, Bạc Liêu còn có nhiều điểm du lịch độc đáo và hấp dẫn như:
Trong chuyến du lịch Bạc Liêu của mình, bạn có thể ghé chùa Ghositaram. Đi dọc dãy hành lanh hoặc tìm những góc đẹp nhất và tạo dáng. Đặc biệt, chùa Ghositaram cũng là một điểm đến tâm linh nằm lân cận các điểm đến nổi tiếng khác như cánh đồng điện gió hay vườn nhãn cổ trăm tuổi,… Bạn có thể sắp xếp lịch trình để có một chuyến đi thuận tiện. Thăm được nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở quê hương của công tử Bạc Liêu.
Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1c_Li%C3%AAu
Nguồn: Tổng hợp