Chùa Giác Hoa xứng đáng là một trong những ngôi chùa đẹp và có tiếng ở Bạc Liêu. Đặc điểm thu hút khách thập phương còn là các kiến trúc đồ sộ, bình thường nhưng không tâm thường. Khi đến chùa ngoài cúng viếng Phật, cầu sự bình an và thanh tĩnh cho bản thân. Du khách còn có thể tìm được cảm giác tĩnh lặng, thư thái sau những ngày xô bồ, mưu sinh với công việc đời thường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về ngôi chùa lẫy lừng này nhé!
Chùa Giác Hoa Bạc Liêu ở đâu?
Chùa Giác Hoa ( Chùa Cô Hai Ngó) xây dựng năm 1919 tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Ngoài ra còn có nhà trữ quan tài để giúp người nghèo trong tang khó. Hai ngôi chùa CHÂU VIÊN và CHÂU LONG cũng được bà thành lập ở hai địa phương. Là ấp Công Điền và ấp Bà Chăng thuộc xã Châu Thới. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm 2001. Bạn có thể di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như: xe máy, xe du lịch,..
Lịch sử Chùa Giác Hoa (Cô Hai Ngó)
Chùa Giác Hoa sở dĩ có tên dân gian là chùa Cô Hai Ngó. Là vì người ta gọi theo tên thật của người xây dựng chùa. Đó là bà Huỳnh Thị Ngó (1885 – 1951), con gái lớn của ông Huỳnh Giang Hiệp và bà Nguyễn Thị Kiểu. Chùa được xây dựng từ năm 1919. Bà đã hiến tiền, đất để dựng nên dân gian thường gọi là Chùa Cô Hai Ngó.
Sự tích Giác Hoa Tự?
Đầu năm 1914, bà lập gia đình và ra riêng. Cuộc sống gia đình lúc đầu rất hạnh phúc nhưng đột nhiên tai ương ập đến. Chồng bà Hai Ngó bị đám cướp xông vào nhà khi đêm đã khuya, một mình chống trả. Ông bị thương rất nặng và qua đời ngay trong đêm, tang chồng chưa nguôi ngoai. Khoảng 6 tháng sau, đứa con trai duy nhất của bà lâm bệnh nặng rồi cũng rời bà mà đi. Tang chồng, tang con liền trong năm, bà suy sụp nặng tưởng chừng không chịu đựng nổi. Bà tìm nguôi ngoai trong Phật Pháp. Thương dân tình xung quanh, bà phát tâm trợ giúp tài cũng như vật cho bá tánh gần xa. Năm 1915 Bà quy y với Pháp danh là Diệu Ngọc.
Giá trị Giác Hoa Tự
Vào những năm giữa thế kỷ 20, chùa Giác Hoa đã là nơi đông đảo phật tử đến chiêm bái và hành hương. Nơi đây cũng là trụ sở trường Phật học tăng ni lớn nhất ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Và hiện vật đặc biệt liên quan đến sự kiện này là bộ mộc bản dùng để in sách bằng tiếng Hán còn lưu giữ nơi đây.
Chùa Giác Hoa đã tồn tại gần một thế kỷ, sau một thời gian dài tu sửa, ngày nay đã khang trang hơn xưa. Toàn bộ không gian Giác Hoa tự nhịp nhàng cứ như một bản nhạc hài hòa. Có thể nói, riêng về không gian sinh thái, thẩm mỹ, kiến trúc và sự cổ kính. Chùa Giác Hoa đạt mức độ khá cao. Hiện tại chùa đã mở lớp “an cư kiết hạ” đầu tiên cho hàng trăm tăng ni đến học miễn phí. Ngôi chùa còn có Trường trung cấp Phật học của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu quản lý. Được xem là cái nôi của giáo dục ni giới Nam Bộ.
Kiến trúc chùa Giác Hoa
Chùa là tổng thể các công trình kiến trúc lớn nhỏ, được bố trí chặt chẽ, cân đối theo lối “nội công, ngoại quốc”. Có thể nói đây là một công trình kiến trúc thật đặc sắc hội tụ nghệ thuật kiến trúc của cả hai nền văn hóa Đông Tây. Ngôi chùa còn mang nhiều dấu ấn lịch sử tôn giáo và dân tộc trong những năm tiền bán thế kỷ XX. Phía trước là Chánh điện, phía sau là sân Thiên tịnh và ngôi nhà Hậu tổ. Tính thẩm mỹ cao của chùa Giác Hoa còn nằm ở những dòng kênh uốn khúc được phủ bởi những cụm lục bình, thấp thoáng những cây cầu khép ba mặt Giác Hoa trong môi trường mát mẻ, tường gạch công phu bao bọc…
Chánh điện
Chánh điện cơ bản giống một công thự thời thuộc địa, ngự trên nền rất cao, kiên cố, màu vàng trầm mặc, mái ngói, nền gạch thẫm màu.. như một kiệt tác nghệ thuật. Thiết kế đậm dấu ấn Pháp, điểm bởi chút mái cong và những dòng ký tự Đông Phương ở phía trước. Nối kết các công trình và trong không gian nội bộ là các hành lang mát mẻ, bố trí khoa học.
Vào bên trong chánh điện là một không gian trang nhã, thanh tịnh, thoáng mát. Được thiết kế và xây dựng hoàn toàn bằng gỗ quý. Với kết cấu 20 cột gỗ tròn có đường kính 45cm được chạm khắc rồng, phượng và nhiều họa tiết rất tinh xảo. Chia thành 5 hàng ngang, chống đỡ mái ngói. Những bức tượng Phật, các vật trang trí phía trong cũng được làm bằng gỗ tốt.
Khuôn viên chùa
Trong khuôn viên ngôi chùa còn có những công trình kiến trúc độc đáo như tượng bán thân Phật Quan Âm trên núi, thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, thác nước, tượng 12 con giáp, … tạo thêm nét đặc sắc cho ngôi chùa. Chùa Giác Hoa còn trồng những vườn cây xanh tươi tạo bầu không khí trong lành.
Chùa Giác Hoa ngày nay đẹp uy nghi, lộng lẫy. Nhờ những nét đẹp thanh tao trên mà chùa đã trở thành điểm du lịch tâm linh Bạc Liêu nổi tiếng đón tiếp hàng trăm ngàn khách thập phương mỗi năm.
Gợi ý một số tour Miền Tây nổi bật
Nguồn: Tổng hợp